Sự khác biệt giữa Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)

Helen Hoang
Helen Hoang16 Bài viết

Nếu bạn đã từng một lần tìm hiểu sâu về tiền mã hóa thì chắc ít nhiều bạn nghe nói đến những thuật ngữ như Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS). Ở bài viết này Skyverse TV sẽ giải thích về PoW và PoS và điểm khác nhau của hai thuật ngữ này, các bạn cùng theo dõi nhé! 

Thông thường mỗi khi có một loại tiền mã hóa (coin) chuẩn bị được phát hành thì cộng đồng sẽ hỏi nhau coin này hoạt động dựa trên thuật toán gì. Hàm ý ở câu hỏi này chính là coin này dùng thuật toán (cơ chế) gì để được tạo ra, nó dùng thuật toán Proof of Work (PoW) hay Proof of Stake (PoS). Vậy ý nghĩa thực sự sau các thuật toán trên đây là gì, ưu và nhược điểm của mỗi thuật toán này ra sao?

Proof of Work (PoW)

Proof of Work (PoW) được hiểu là bằng chứng công việc. Thuật ngữ này được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực đào coin.

Như các bạn đã biết Blockchain là một cuốn sổ ghi chép mọi dữ liệu, giao dịch và bất cứ ai cũng có thể mở sổ ra xem tất cả thông tin ngoại trừ danh tính của người tham gia. Tất cả các giao dịch diễn ra trên blockchain sẽ được xác nhận (validate), sau đó được lưu vào khối (block) cho tới khi đầy sẽ sinh ra khối mới. 

Những người xác nhận giao dịch được gọi là Validator. Đối với những đồng coin như Bitcoin, Ethereum và nhiều Altcoin khác, bạn có thể trở thành Validator khi tham gia vào việc khai thác coin qua thuật toán PoW. Thuật toán này giúp các thợ đào giải quyết những phương trình toán học trong quá trình đào Bitcoin, Etherum,… Để giải quyết các phương trình toán học có khá nhiều cách, tuy nhiên hệ thống chỉ chọn ra duy nhất một đáp án tốt nhất mà thôi.

Su Khac Biet Giua Proof Of Work Pow Va Proof Of Stake Pos
Thuật toán Proof of Work (PoW)

Đúng với cái tên “Bằng chứng công việc”, bạn sẽ phải làm việc mới được trả công, bằng cách:

  • Cung cấp máy móc để đào coin.
  • Tiêu thụ điện để giải các thuật toán vô cùng phức tạp. Ai có càng nhiều máy, máy càng mạnh, đốt nhiều điện sẽ giải các thuật toán nhanh hơn và chính xác hơn.
  • Sau đó, hệ thống sẽ chọn ra đáp án tốt nhất. Người nào đưa ra đáp án này sẽ trở thành Validator và có quyền khai thác block mới, xác nhận các giao dịch trong block đó.
  • Cuối cùng là nhận phần thưởng chính là coin.

Đó là lý do chúng ta thấy các xưởng đào coin, nơi nhà đầu tư bỏ rất nhiều tiền vào để mua các dàn máy, chạy ngày chạy đêm để giải các thuật toán nhằm thu về những đồng coin.

Ưu & nhược điểm của PoW

Về cơ bản những đồng coin như Bitcoin, Ethereum đều sử dụng thuật toán PoW.

Ưu điểm 

  • Đủ sức chống chịu các đợt tấn công cả trong lẫn ngoài.

Nhược điểm

  • Cần tốn rất nhiều điện năng và máy móc (phần cứng) để đào coin. 
  • Các Miner (thợ đào) sẽ dễ dàng chuyển qua đào một loại coin khác nếu cảm thấy lợi nhuận khác biệt. Điều này dễ gây ra nghẽn mạng đột ngột nếu có 1 lượng đủ lớn Miner làm như vậy.
  • Các Miner lớn chỉ cần sở hữu một lượng máy mạnh khổng lồ thì sẽ tìm ra đáp án đúng nhanh hơn. Điều này dễ tạo ra sự độc quyền. Hơn nữa, nếu có được sức mạnh tính toán đủ lớn, họ có thể làm những việc không đúng đối với hệ thống.

Vậy có giải pháp nào để thể cải thiện được những nhược điểm nêu trên của thuật toán PoW không? Đó chính là Proof of Stake!

Proof of Stake (PoS)

Proof of Stake (PoS) được hiểu là Bằng chứng ký gửi hay Bằng chứng cổ phần.

Thuật Toán Proof Of Stake (pos)
Thuật toán Proof of Stake (PoS)

PoS là thuật toán mà nó đòi hỏi bạn phải stake (đặt cọc/ký gửi) một lượng coin mới được tham gia. PoS có khả năng hỗ trợ nhiều giao dịch hơn PoW và khó bị tấn công hơn và được xem là một hệ thống công bằng hơn so với PoW khi tất cả mọi người đều có thể trở thành thợ mỏ mà không phân biệt lớn hay nhỏ, quy mô khai thác sẽ tỉ lệ tuyến tính với số lượng cổ phần sở hữu. 

Điều này giúp khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc xác nhận giao dịch, tăng tính dân chủ hơn. Nói một cách dễ hiểu là bạn stake một lượng coin và được nhận thêm coin qua thời gian. Giá trị coin lên hay xuống không ảnh hưởng tới số coin (phần thưởng) mà bạn sẽ nhận được. Đây được gọi là đúc coin.

Ưu & nhược điểm của PoS

Một số dự án sử dụng bằng chứng công việc POS: Solana, Cardano, Terra, Avalanche,…

Ưu điểm 

  • Tăng số lượng coin nắm giữ. Về điểm này rất thích hợp cho các Holder (những người muốn nắm giữ coin với thời gian lâu).
  • Tiết kiệm được chi phí cơ sở hạ tầng. Tức là thay vì phải đầu tư các dàn máy với kinh phí lớn như PoW thì với PoS bạn chỉ cần 1 chiếc máy tính với cấu hình bình thường, mạng ổn định và bật máy chạy 24/24.
  • Tăng cường phân quyền, dân chủ hơn, công bằng hơn.
  • Stake khá an toàn vì nó có bản back up.

Nhược điểm 

Một trong những vấn đề của Proof of Stake là khuynh hướng thưởng cho các holder có cổ phần cao hơn. Các node thường được chọn ngẫu nhiên, dựa trên số lượng của tiền đặt cọc. Số tiền (coin) được stake nhiều hơn thì cơ hội để được lựa chọn sẽ cao hơn. Đối với những người chủ nhỏ có thể không có lợi nhuận vì cơ hội được chọn là khá thấp. Các cổ đông lớn được khen thưởng nhanh hơn, nhiều hơn và bằng cách này họ lại càng lớn mạnh hơn nữa. Tức là ai có nhiều coin, tham gia stake nhiều thì người đó sẽ nhận thêm nhiều coin còn người có ít coin stake ít thì nhận được rất ít.

Tổng kết

Skyverse TV đã tổng những điểm khác nhau chính của Proof of Work (PoW) – bằng chứng công việc và Proof of Stake (PoS) – bằng chứng cổ phần để bạn có thể nắm rõ qua bảng dưới đây. 

 

Su Khac Biet Giua Proof Of Work Pow Vs Proof Of Stake Pos
Sự khác nhau giữa Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)
Để lại bình luận
Gửi bình luận

Video Phổ Biến

Xem tất cả